“Bi ơi, đừng sợ!” là tên một cuốn phim Việt Nam, nó thực sự gây ấn tượng bởi nhan đề có tên của Bi... Chẳng là từ lúc sinh ra cho tới khi 4 tuổi, ba mẹ và ông bà ngoại có khi đã rất gian nan, vì suốt trong thời gian đó, cu Bi bịnh hoạn triền miên, nhất là bịnh đường hô hấp hay còn gọi là viêm mũi dị ứng. Những ngày ở Phan đăng Lưu – Quận Phú Nhuận, Bi khò khè cả đêm khiến ba mẹ và ông hay bà ngoại thức suốt đêm. Lạy trời đến 5 tuổi qua khỏi”đốt” thì Cu Bi cũng tạm ổn. Tuy
nhiên, Bi có một tính cách
là vô tư, thản nhiên và
chịu đựng trước mọi khó khăn.
Nhớ lần đem
Bi vào Trung tâm xét nghiệm Medic chụp CT vòm họng (theo đề nghị của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc), ông ngoại và mẹ hoảng hốt khi chuyên viên tiêm thuốc và đẩy xe đưa Bi một mình
vào phòng cách ly để scanning, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài. Bi ngoảnh lại nhìn
với ánh mắt: ”Mẹ
và ông ngoại ơi, đừng
sợ.’’ Có lần về thăm Tết ở Huế, ông
ngoại dẫn Bi vào chơi công viên. Cầm vé
trên tay nhưng ông ngoại ngần ngừ không muốn Bi chơi trò đu quay “merry go round”quá nguy hiểm. Bi
đã leo lên ghế, cài dây an toàn, nhìn ông ngoại và
nói: ”Con không
can chi đâu, ông ngoại đừng sợ!”
Ở
với Bi vài ngày, đối với bà ngoại là
vài tuần, phải ngậm ngùi chia tay để về Huế. Sợ rằng Bi sẽ buồn và hụt hẫng. Nhưng không. Bi chịu quen
rồi với những ”cuộc chia tay màu xanh” đầy hy vọng. Nhờ đó mà
ba mẹ thường xuyên yên tâm đi công tác xa nhà. Người buồn chia
tay không phải là Bi mà là ông bà ngoại!
Bi
đọc được bản tính ông ngoại là hay lo lắng và sợ hãi.
Tính cách đó làm người được quan tâm cảm thấy bị áp lực. Cũng một phần vì
khách quan. Đến giờ taxi đến đưa ra sân bay nhưng chưa thấy đến, mẹ của Bi tỉnh bơ coi như “no problem”,còn ông Ngoại loay
hoay như gà mắc đẻ. Có lần bà Trung và chi Bé Em chở Bi đi chơi lâu về bị ông
ngoai chửi cho một trận tơi bời “Tụi
bây chở cháu tau đi mô mà vô hậu
rứa?” Bà ngoại thì
hay ”phiêu linh tịnh độ” lang thang đồ bành hay chợ trời mà
không nhắn tin về nhà khiến ông ngoại lo sốt vó! Và đã hơn 2 lần bà ngoại gặp road
accidents chứ không phải chơi! Cũng vì như rứa mà Dì Minou trách ông ngoại làm
Dì Minou và bà ngoại mất tình độc lập tự chủ khi đi ra ngoài! Bởi vì ông ngoại cứ ”săn
săn” con tim ngục tù!
Có
lẽ ông ngoại mắc phải hội chứng sợ hãi. Căn bịnh này có nguồn gốc sâu
xa? Sư phụ của ông ngoại nói rằng từ kiếp nào đó, ông ngoại bị săn đuổi và bị cướp đoạt tài sản mà hậu quả bây giờ vẫn còn lại trong tâm thức. Cái
di chứng này có thể truyền một phần cho con gái là dì Nou, nhưng mẹ Mimi
thì không… và cu Bi thừa hưởng cái tính ”không sợ hãi của mẹ’, thiệt là may cho Bi và tội nghiệp cho
Mindy?
Ngược lại, nhờ có thiền định và học hỏi Phật pháp,
ông ngoại lại ít sợ cái đáng sợ là bịnh tật, và nhất là
không sợ cái chết. Nhiều đêm ngồi thiền, ông ngoại “quán” (suy tưởng có hình ảnh) và
sau buổi “công phu” là phải hồi hướng (directing to), tức là
chuyển hướng cầu nguyện về các địa chỉ nào mà mình tác ý. Ông ngoại thường định tâm hướng tới con đường vào
PMH, đến Parkview, lên tầng 3 qua đường cửa sổ (vì
thang máy thường cản sóng từ) để đến gần với Cu Bi. Nếu quán kiên trì và liên tục, sau này ông ngoại sẽ đến với Bi bất cứ lúc nào nếu muốn. Rất tiếc là
ông ngoại chưa biết đường đến với Mindy. Có lẽ phải đi Mỹ một chuyến mới có thể hồi hướng đúng người đúng
chổ.
Và như thế, nếu thành công, việc hồi hướng tới một nơi nào đó là rất có thể. Vì vậy khi đứa cháu ngoại nào gặp trở ngại bất cứ chuyện gì, nếu không trực tiếp ở gần , ông ngoại sẽ tự lực thiền định và nguyện cầu tha lực để được tiếp cận và giúp đỡ. Đây không phải là chuyện hoang đường. Đến lúc đó thì có thể nói thầm: ”Bi ơi, có ông ngoại đây, đừng sợ!”
No comments:
Post a Comment