Friday, November 18, 2011

Ngoại ơi, đừng sợ!



“Bi ơi, đng s!” là tên mt cun phim Vit Nam, nó thc s gây n tượng bi nhan đ có tên ca Bi... Chng là t lúc sinh ra cho ti khi 4 tui, ba m và ông bà ngoi có khi đã rt gian nan, vì sut trong thi gian đó, cu Bi bnh hon trin miên, nht là bnh đường hô hp hay còn gi là viêm mũi d ng. Nhng ngày Phan đăng Lưu – Qun Phú Nhun, Bi khò khè c đêm khiến ba m và ông hay bà ngoi thc sut đêm. Ly tri đến 5 tui qua khi”đt” thì Cu Bi cũng tm n. Tuy nhiên, Bi có mt tính cách là vô tư, thn nhiên và chu đng trước mi khó khăn.

Nh ln đem Bi vào Trung tâm xét nghim Medic chp CT vòm hng (theo đ ngh ca Bác sĩ Đ Hng Ngc), ông ngoi và m hong ht khi chuyên viên tiêm thuc và đy xe đưa Bi mt mình vào phòng cách ly đ scanning, hoàn toàn cách bit vi bên ngoài. Bi ngonh li nhìn vi ánh mt: ”M và ông ngoi ơi, đng s.’’ Có ln v thăm Tết Huế, ông ngoi dn Bi vào chơi công viên. Cm vé trên tay nhưng ông ngoi ngn ng không mun Bi chơi trò đu quay “merry go round”quá nguy him. Bi đã leo lên ghế, cài dây an toàn, nhìn ông ngoi và nói: ”Con không can chi đâu, ông ngoi đng s!”

vi Bi vài ngày, đi vi bà ngoi là vài tun, phi ngm ngùi chia tay đ v Huế. S rng Bi s bun và ht hng. Nhưng không. Bi chu quen ri vi nhng ”cuc chia tay màu xanh” đy hy vng. Nh đó mà ba m thường xuyên yên tâm đi công tác xa nhà. Người bun chia tay không phi là Bi mà là ông bà ngoi!
Bi đc được bn tính ông ngoi là hay lo lng và s hãi. Tính cách đó làm người được quan tâm cm thy b áp lc. Cũng mt phn vì khách quan. Đến gi taxi đến đưa ra sân bay nhưng chưa thy đến, m ca Bi tnh bơ coi như “no problem”,còn ông Ngoi loay hoay như gà mc đ. Có ln bà Trung và chi Bé Em ch Bi đi chơi lâu v b ông ngoai chi cho mt trn tơi bi “Ti bây ch cháu tau đi mô mà vô hu ra?” Bà ngoi thì hay ”phiêu linh tnh đ” lang thang đ bành hay ch tri mà không nhn tin v nhà khiến ông ngoi lo st vó! Và đã hơn 2 ln bà ngoi gp road accidents ch không phi chơi! Cũng vì như ra mà Dì Minou trách ông ngoi làm Dì Minou và bà ngoi mt tình đc lp t ch khi đi ra ngoài! Bi vì ông ngoi c ”săn săn” con tim ngc tù!

Có l ông ngoi mc phi hi chng s hãi. Căn bnh này có ngun gc sâu xa? Sư ph ca ông ngoi nói rng t kiếp nào đó, ông ngoi b săn đui và b cướp đot tài sn mà hu qu bây gi vn còn li trong tâm thc. Cái di chng này có th truyn mt phn cho con gái là dì Nou, nhưng m Mimi thì không… và cu Bi tha hưởng cái tính ”không s hãi ca m’, thit là may cho Bi và ti nghip cho Mindy?

Ngược li, nh có thin đnh và hc hi Pht pháp, ông ngoi li ít s cái đáng s là bnh tt, và nht là không s cái chết. Nhiu đêm ngi thin, ông ngoi “quán” (suy tưởng có hình nh) và sau bui “công phu” là phi hi hướng (directing to), tc là chuyn hướng cu nguyn v các đa ch nào mà mình tác ý. Ông ngoi thường đnh tâm hướng ti con đường vào PMH, đến Parkview, lên tng 3 qua đường ca s (vì thang máy thường cn sóng t) đ đến gn vi Cu Bi. Nếu quán kiên trì và liên tc, sau này ông ngoi s đến vi Bi bt c lúc nào nếu mun. Rt tiếc là ông ngoi chưa biết đường đến vi Mindy. Có l phi đi M mt chuyến mi có th hi hướng đúng người đúng ch.

Và như thế, nếu thành công, vic hi hướng ti mt nơi nào đó là rt có th. Vì vy khi đa cháu ngoi nào gp tr ngi bt c chuyn gì, nếu không trc tiếp gn , ông ngoi s t lc thin đnh và nguyn cu tha lc đ được tiếp cn và giúp đ. Đây không phi là chuyn hoang đường. Đến lúc đó thì có th nói thm: ”Bi ơi, có ông ngoi đây, đng s!”

Wednesday, November 2, 2011

Ông Ngoại Đi Học

Hình Ông Ngoại và Anh Bi – chụp cách đây đã 10 năm

Đây là lá thư của ông ngoại viết cho Anh Bi, Cody và Mindy kể chuyện ngày xưa ông ngoại đi học, nhân dịp ông ngoại nghe bà ngoại than thở về chuyện Mindy khó đi học mấy bữa nay.


Ông Ngoại Đi Học

Ông Ngoại sinh năm 1944, ngày tháng nào không ai nhớ chính xác, nhưng vào ngày sinh thì quân Đồng Minh dội bom, nên bà cố bỏ vào đôi quang gióng và gánh chạy đi tản cư, vì vậy ông ngoại có cái tên rất thông tục và dễ nhớ. (Sau này khi làm đơn thi vào lớp Đệ Thất tức lớp 6 bây giờ, ông Kế đề nghị đổi tên Châu, nhưng ông ngoại không hiểu vì sao không chịu?). Con nhà ngèo, cha đi kháng chiến, mẹ tần tảo mua bán suốt ngày ở chợ Đông Ba, chị hai lấy chồng sớm, anh ba đi lính, nên ông ngoại gần như thất học. Đến năm 1950, ông ngoại được dẫn đến lớp học từ thiện (không đóng học phí) ở cuối xóm, do cô Ái con gái cụ Đô dạy. Đó là một căn nhà vườn cổ kính có rất nhiều cây trái (bây giờ là nhà Huế học Phan Thuận An), và một cái hồ rộng mênh mông.

Ngày nào trước khi bà cố gọi dậy đi học cũng khóc, và lấy đủ lý do để trốn học. Mặc dù trốn học chỉ để về nhà chun qua liếp cửa vào ngồi thu lu đợi giờ bà cố ngoại (mẹ của bà cố) gọi ăn cơm. Hồi đó nhà tranh vách đất, cửa chính là một liếp tre lợp tranh, khi khép lại chỉ cần hạ xuống và không cài then, vì nhà nghèo không có gì để mất. Vì vậy mỗi lần trốn học chỉ cần chạy về, chống cửa lên vào ngồi một mình và sợ ma gần chết! Hồi đó không có hàng quà và trò chơi như bây giờ.

Sau thời gian học bữa đực bữa cái như rứa, ông ngoại được cho vào học lớp 1 trường tiểu học Gia Hội (gần cạnh nhà). Ông ngoại học rất chăm chỉ và rất giỏi, nổi tiếng khắp trường, đặc biệt môn Văn và môn Toán. Trong lớp có người bạn học tên là Vui, mà sau này thường gọi là Vui Điên, một nhân vật nổi tiếng ở Huế. Anh ấy thường chạy trên vài cầu Trường Tiền không bị ngã khiến thiên hạ thất kinh.

Xong tiểu học, ông ngoại thi vao đệ thất (lớp 6) đậu điểm cao được thưởng một chiếc xe đạp, và chỉ trong 1 tuần làm mất chiếc xe, phải trốn nhà người bạn một ngày không dám về... Ở trung học cơ sở, ông ngoại liên tục xếp hạng nhất 4 năm liền, nổi tiếng là một học sinh thông minh tại trường Hàm Nghi trong Thành Nội. Khi qua Quốc Học, ông ngoại chọn ban C (văn học,ngoại ngữ,triết học...) và vẫn là người đứng đầu lớp. Cuối năm lớp12 được chọn bình bầu phần thưởng danh dự toàn trường (trong lúc đó bác Nguyễn Thiện Tống chỉ được phần thưởng Đạo Đức, mà bây giờ bác là Giáo Sư Tiến Sĩ!). Tuy nhiên, ông ngoại chỉ được phần thưởng danh dự liên lớp 12, vì lý do ban B (Toán Lý Hoá) mới được chọn.

Lên Đại Học thì ông ngoại bắt đầu sa sút việc học vì ông ngoại gặp bà ngoại ! Lúc đó bà ngoại không phải là người đẹp chim sa cá lặn, nhưng có một nét gì đó khiến ông ngoại “sa”vào như con chim sa vào bẫy!

Người ta thường hỏi: vì sao ông ngoại học giỏi. Chỉ có một cách trả lời: Vì có tố chất thông minh. Vậy tố chất đó có mất đi không? Không mất. Bằng cớ là Mimi và Minou vẫn thông minh và con của Mimi Minou cũng rất thông minh. Tuy nhiên, tố chất thông minh đó cần phải bảo vệ, bồi dưỡng và phát huy. Còn nếu ỷ lại, buông trôi thì không ăn thua gì với thiên hạ trong cuộc sống hiện tại.

Bất cứ việc gì cũng cần có va chạm thử thách. Càng thử thách thì càng được tôi luyện. Ban đầu nếu có một vài trở ngại nào đó, hãy xem chúng là may hơn là không may. Cuộc đời còn rất dài phía trước, mà sẽ không mấy khi bằng phẳng. Mình có may mắn hơn người khác rất nhiều, và mình thừa hưởng tố chất như là di sản cha mẹ để lại, thì lo gì những ups and downs của cuộc đời?

Trên đây là chuyện thuở thiếu thời ông ngoại kể cho mấy đứa cháu ở gần và xa. Cũng chỉ là chuyện vui mà thôi!

Tuesday, October 25, 2011

N g ũ s ắ c H u ế



Xanh đỏ tím vàng
Giấy mằu năm sắc Thanh Tiên
Mẹ gói tháng gói ngày gói bánh phơi đông
Sân nhà chia ô nắng nhạt
Ở bên trời đã nghe mùi lúa nếp
Bôn ba chi con cũng về thăm
Tết

Đông Tây Nam Bắc
Đi đâu cũng một chân trời
Tìm chi tìm chi... ai biết?
Có khi lêu bêu mưa gió xứ người
Tôi thấy thằng tôi rớt bóng vĩa hè
Cúi mình đưa tay mà không muốn
Nhặt

Bình xanh chén đỏ
Vui đâu cụng đó leng keng
Ừ thì cho hết nỗi buồnNỗi buồn có đâu mà uống hết?
Chỉ có đêm về ngồi nhìn ngó thân-tâm, chao ôi
Mệt

Xuân Hạ Thu Đông
Rồi đã đến lúc xách dép trở về
Chân trần đất bết
Đầu ngõ đã gọi thầm
Xanh đỏ tím vàng
Hiên nhà đâu rồi giấy hoa ngũ sắc
Mẹ ơi
Không mẹ ai làm bánh in cúng
Phật?


Lập đông 2011
Phan Như

Wednesday, March 16, 2011

Bến Đò Ca Cút



Lang thang hơn nửa vòng trái đất
về đây chỉ còn xa một dãi
chim bay
quê nhà bên tê khói rơm heo hút
sông ơi sông
thôi đừng mênh mang
đò ơi đò
trôi chi biền biệt
đưa tay vẫy gọi muôn trùng
Ca cút ơi ca cút.


Mạ ơi quang gánh nhọc nhằn
chợ tan phố chiều quảy về bến cộ
chuyến đò cuối ngày
con cá cũng vui mừng
quãy đuôi sóng vỗ.


Ngày tiễn con đi
lau trắng bên sông dài mấy dặm
con ngỡ tóc mẹ trắng xoá chân trời
ở xa xôi
nhìn trang thư màu trắng
con ngỡ ngàng không dám viết Mạ ơi
khi quê nhà miên man bão lụt
không biết ra răng rồi?


Con đã về đây
không bến không bờ
vẫy tay gọi đò
ca cút ơi ca cút!


Huế ,tháng 3-2011
Phan Như

Friday, February 11, 2011

Hà Thị Cỏ Tranh



Thời gian là giữa chừng thập niên sáu mươi. Không gian là kinh thành Huế cuối hè đang mùa nhãn lồng sum suê trái chín. Giữa phố xá đông người trên con đường Ngã Giữa, nhưng tôi vẫn bàng hoàng khi chợt thấy bóng áo trắng vải quyến, vải của tuổi học trò. Níu tay T.T.Mẫn, ông bạn lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, sẳn lòng đi theo tôi đến tận chân trời góc biển dù không bao giờ biết đi để làm gì và đi về đâu.

Chao ơi, đôi mắt màu hạt dẻ và dáng nghiêng của con hạc trắng lạc bầy. Người ấy không đi một mình. Cùng đi với nàng có thể là một người chị hay bà cô. Vào chợ. Qua phố. Lên dốc cầu đứng nhìn mông lung. Chúng tôi cứ lẽo đẽo đằng sau. Người chị (hay bà cô) tỏ vẻ khó chịu. Trừng mắt. Bặm môi. Có lẽ biết bọn tôi đi theo không phải vì bà. Mặc kệ! ... Thỉnh thoảng đang đi người ấy quay lưng, ban phát cho một chút lấp lánh của nụ cười .Có lẽ nàng tức cười vì có hai thằng điên khi không bám theo sát gót. Hay vì đôi guốc gông lẹc xẹc của tôi? (Thưa các bạn, tuổi học trò những năm sáu mươi hoặc đi dép cao su hoặc guốc vông, thuộc cái thời áp chót “Tuấn chàng trai nước Việt”, rất tiết kiệm và rất bảo vệ môi trường!)

Khi chiều đã ngiêng và nắng đã phai. Khi phố tím đã nhạt nhoà. Hai người. Ồ không, chỉ mình nàng và mình tôi (mặc dù nàng vẫn đi bên bà cô và tôi vẫn đi bên ông bạn) trong buổi chiều hôm ấy, bước xuống bến xe buýt dốc cầu Gia Hội. Nàng sẽ đi xe nào đây? Xe số 3 là về Bến Ngự. Số 8 là Kim Long. Số 13 là An Lăng. Số 14 là Tây Lộc. Ô hay,hai người đã bước lên xe số 9: Thuận An.

Nhưng làm sao đây? Hai đứa tôi chỉ có chiếc xe đạp cà tàng đang nằm trước nhà sách Gia Long. Tụi tôi cũng không có một trự nào để đi xe đò. Nhanh như chớp, tôi sẽ đèo Mẫn về nhà của hắn trước bến Toà Khâm và cũng là bến đỗ đầu tiên của chuyến xe Thuận An. May quá, chúng tôi vừa đến thì chiếc xe cũng vừa đỗ để đón khách. Thấy hai mặt mo tụi tôi như vừa chui từ lòng đất lên, nàng khúc khích cười trong khi bà cô nhăn mày khó chịu. Xe lại chuyển bánh. Người bạn của tôi có lẽ không chịu nỗi “đường xa chi ngái”,vả lại hắn chúa sợ bà già không dám về trễ bữa cơm. Cứ mỗi lần đi học về là bà bắt hắn nhăn mặt nhăn mũi uống một hơi ly sữa đặc có đường. Bù lại mỗi ngày hắn xơi vài ba ly cà phê đen đắng ngắt!

Tôi trả xe đạp cho hắn, và tất nhiên là phải chạy bộ theo chiếc xe buýt. Đến bây chừ mình vẫn chưa hiểu vì sao có thể chạy bộ bằng đôi guốc vông? Cũng may xe buýt hồi đó chạy chậm từng quãng để trả và đón khách lên xuống nên tôi có thời gian để đứng thở dốc. Còn nàng thì cứ cười khúc khích (ai nỡ cười chi khi thấy người ta chạy ”xăng mét” đằng sau xe đò khi trăng đã tà nguyệt đã tận!)

Còn bao nhiêu bến đỗ thì dừng lại nhà nàng? Không biết. Mà cần chi biết! Chỉ mong ngày đừng phai và đêm đừng nhạt. Toà Khâm. Đập Đá. Vĩ dạ... Đôi guốc bắt đầu làm tội làm tình khiến đôi bàn chân của tôi khập kha khập khiểng. Tôi cúi xuống liệng quách vào bụi cỏ ven đường. Ôi chân trần mát lạnh, mặc dù đường về Thuận An lúc đó đầy sỏi đá... Quá chợ Vĩ Dạ. Và xe đã ngừng. Hai người bước xuống. Thiếu chút nữa tôi đâm sầm vào bững xe. Và lại nghe tiếng cười khúc khích. Và có lẽ đây là âm thanh ngọt ngào nhất trong cõi trần ai mà tôi đã được nghe!

Đó là một khu vườn sâu hun hút. Tôi đứng nhìn theo ngậm ngùi. Nàng quay lại nhìn tôi một phát. Trời ơi! Bà cô trời đánh kéo vội tay nàng. Đôi mắt hạt dẻ khuất sau đám cỏ tranh còn lấp lánh đến tận giấc mơ của tôi bây giờ...

Kể từ buổi chiều hôm đó, ngày hai buổi sau giờ tan học tôi tìm về ngôi nhà có vườn cỏ tranh lung linh, mong sao một lần gặp lại đôi mắt ấy. Có nhiều khi đứng trước cổng trường Đồng Khánh sau giờ tan học, với tâm trạng của anh chàng cao khều Grand Meulnes trong câu chuyện của Alain Fournier, hy vọng gặp cô tiểu thư ở căn nhà trong khu rừng của dân Bô hê miên. Mùa hạ qua đi. Và mùa thu đến. Kể cả khi Đập Đá ngập lụt tôi cũng đi về đứng trước ngôi nhà cỏ tranh ấy. Nhưng người ơi, người đi biền biệt phương mô? Và tôi không có dũng cảm như anh Meulnes đánh ngựa đi tìm, dù sau này biết rằng đó là một cô gái Huế học trường Nữ Trung Học ĐN mùa hè về quê ngoại. Mà ĐN đâu có xa xôi!

Rồi tuổi trẻ bọn tôi cuốn theo cơn lốc lịch sử. Chiến tranh ly tán mỗi người một nơi. Đành gác lại tuổi vàng với những con đường có hai hàng cây sao, cổng trường vôi tím, và nhất là khu vườn cỏ tranh những sớm mai sương thu những chiều mưa bão... Và cho đến một đêm dạ vũ ở sân bay QS Sài Gòn, giữa tiếng đại bác đì đùng từ chiến trường xa và ánh hoả châu ma quái chập chờn trên thành phố, tôi bàng hoàng gặp lại đôi mắt màu hạt dẻ giữa đám xô bồ vội vã của những người đang cố vớt vát nốc cạn giọt đắng cay dưới ánh đèn và tiếng nhạc khiêu vũ. Nàng sánh vai cùng với một người anh lính tàu bay trong chiếc váy maxi màu lục bảo, lộng lẫy như một nàng công chúa trong chuyện thần tiên. Tôi lặng người ngồi trong góc phòng vời ly rượu vơi quá nửa. Không thể nào tôi quên được màu mắt ấy, màu mắt đã theo dấu quãng đời học trò thơ dại. Gần cuối buổi tiệc, khi tiếng còi giới nghiêm sắp hụ lên, tôi đã lấy tất cả dũng cảm của tuổi thanh xuân, với ly rượu trên tay, với nỗi niềm của anh Meulnes, đến bên đôi mắt hạt dẻ, nghiêng mình và buột miệng ”Chiếc xe đò Thuận An có thằng điên chạy theo, cô còn nhớ không?”

Tôi đã ra về mà không chờ đợi câu trả lời. Tôi đã không dám đánh xe ngựa như Meulnes đi tìm ngôi nhà cổ trong rừng. Tôi đã đánh mất tuổi vàng. Tôi đã... Xin giã biệt mùa hạ hồng. Xin giã biệt những chuyến xe đò màu xanh với những con số 9 Thuận An, 3 Bến Ngự, 5 Từ Đàm... Xin giã biệt đôi mắt màu hạt dẻ. Xin giã biệt Hà Thị Cỏ Tranh...


Huế, April 03
Phan Như

Sợi Tơ Xuyên Suốt



Tay vịn vào nỗi đau
Nghiêng nghiêng tường xiêu bóng đổ
Chập chững bước thời gian
Lơ ngơ ngồi bên sông nước
Hỏi rằng có một chiếc đò ngang

Đâu bờ đâu bến
bên kia?
Nửa đời đốn cây cưa ván
Săm soi một chiếc thuyền về
Nay phát lòng tín nguyện
Sắt se một đường tơ
màu trắng
Nối bên này tìm tới bên tê

Nối những mảnh rời vụn vỡ
Bằng tất cả niềm tin
Kết phiến hồ trầm
Sợi tơ xuyên suốt
Đi đâu cũng niềm sắt son ấy
Chùa quạnh non cao
Chợ cô lũng thấp
Dù đêm có say tràn mộng
Sáng ra thức dậy then cửa tay lùa
Vẫn thấy thầm hương ngan ngát

Hương thầm đưa tay vịn
vơi bớt nỗi đau
nhẹ thân củi mục
Gió đông xô dạt bên cầu
Khát chờ cơn lạ
nắng khuya
Cành khô chợt nở mầm tóc tơ xanh biếc
Lung linh giọt nước
cành dương

Xin cúi đầu thật thấp
Soi mình mà chẳng thấy
Mình đâu


Huế, Xuân 2011

Phan Như